Trong bài đăng blog này, CMC Telecom sẽ khám phá năm nguyên tắc hướng dẫn hàng đầu mà CMC Telecom khuyến nghị bạn cần giải quyết trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi quy mô lớn từ cơ sở hạ tầng tại chỗ On-Premises lên đám mây AWS. CMC Telecom nhận ra việc chuyển đổi lên đám mây có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp lớn.
Năm nguyên tắc hướng dẫn hàng đầu được phát triển nhằm đáp ứng các trở ngại chuyển đổi phổ biến gặp phải trong quá trình chuyển đổi chuyển đổi Large-scale AWS, bao gồm: sự không nhất quán giữa các bên liên quan, thiếu chiến lược tiếp nhận đám mây, kiến thức đám mây không đầy đủ, xu hướng so sánh chi phí đám mây và bỏ qua sự linh hoạt mà đám mây mang lại, chậm trễ trong việc kích hoạt dịch vụ, không đủ backlogs chuyển đổi, dự án chuyển đổi bắt đầu sai sót, vấn đề kỹ thuật sau khi chuyển đổi, và quy trình đảm bảo xác thực tính tuân thủ. Nắm bắt những nguyên tắc này có thể mang lại lợi ích của một lịch trình chuyển đổi nhanh chóng và có thể dự đoán, giảm thiểu chi phí chuyển đổi và giảm rủi ro chuyển đổi đám mây tổng thể.
Một khi ứng dụng của bạn đã được chuyển đổi lên AWS, hãy xem xét hiện đại hóa ứng dụng của bạn để tận dụng đầy đủ các tính năng và dịch vụ của AWS.
1. Ban hành Chỉ thị Điều hành từ Trên xuống
Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi đám mây doanh nghiệp là nhận được một chỉ thị rõ ràng từ trên xuống từ bộ phận ban điều hành. Chỉ thị từ trên xuống là một hướng dẫn cho toàn bộ doanh nghiệp, một lời kêu gọi hành động, và cung cấp cho doanh nghiệp một mục tiêu rõ ràng và tiêu chí thành công, chỉ dẫn đến sự tham gia của toàn bộ doanh nghiệp. Quá trình nhận được chỉ thị sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hiểu biết chung về trạng thái hiện tại và sự nhất quán về mục tiêu cho hành trình đám mây của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ mở đường cho việc hoàn tất phân bổ nguồn lực và tài trợ cho việc chuyển đổi đám mây.
Nếu không có một yêu cầu rõ ràng cho việc tiếp cận đám mây, quá trình chuyển đổi có thể trở nên lộn xộn, và có thể không có sự đồng lòng về định hướng chuyển đổi giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Xác định rõ mục tiêu và Tiêu chí Thành công
Một chỉ thị từ trên xuống xác định rõ mục tiêu, đề cương những gì Doanh nghiệp muốn đạt được bằng cách chuyển đổi lên đám mây, và làm thế nào nó mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp. Một số ví dụ như: Doanh nghiệp A cần chuyển đổi khỏi trung tâm dữ liệu tại chỗ của mình vào năm 2025 để giảm tổng chi phí sở hữu của IT (TCO).
Chúng tôi sẽ di chuyển tất cả các Workload từ hệ thống On-Premises lên đám mây vào năm 2026 để chúng tôi có thể rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và duy trì tư duy an ninh khi chúng tôi phát triển.
Ban hành Chỉ thị
Các chỉ thị thường được cung cấp thông qua nhiều kênh bắt đầu từ các Top Manager xuống đến Business Manager và Technical Manager.
Một ví dụ về chỉ thị từ trên xuống hiệu quả là khi một phó chủ tịch cấp cao và CTO của một khách hàng A thúc đẩy việc tiếp cận chiến lược đám mây trong các cuộc họp town hall toàn công ty. Các báo cáo trực tiếp của họ đã nhấn mạnh thông điệp trong các cuộc họp hàng tháng. CTO và các Phó chủ tịch thúc đẩy các thông điệp bằng các video ngắn đã ghi hình để có thể xem offline thông qua các cổng thông tin nội bộ. Điều này đã giúp nhân viên của họ hiểu rõ chiến lược tiếp nhận đám mây và thay đổi cách họ nhìn nhận việc tiếp nhận đám mây trong Doanh nghiệp của họ.
Thông qua một tuyên bố về mục tiêu và thành công với các thông điệp chặt chẽ, lãnh đạo có thể vẽ một bức tranh hấp dẫn về tương lai bằng cách nêu rõ lợi ích của việc chuyển đổi lên đám mây và làm nổi bật cách nó phù hợp với mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp; do đó, giảm rủi ro chuyển đổi do không có sự nhất quán giữa các bên liên quan và thiếu việc tiếp nhận về chiến lược trên đám mây.
Một khi chỉ thị được ban hành, việc theo dõi mục tiêu và chỉ số KPIs trong suốt quá trình thực hiện chuyển đổi là yếu tố quan trọng không kém. Đo lường việc thực hiện chỉ thị bằng các mục tiêu KPIs rõ ràng và được định rõ giúp giảm thời gian và chi phí chuyển đổi bằng cách giữ cho toàn bộ nỗ lực tập trung vào các kết quả cần thiết.
2. Xây dựng Tư duy Học hỏi và Trung tâm Chuyên môn Đám mây (CCoE)
Tư duy Học hỏi
Doanh nghiệp cần đặt mình vào việc thích ứng với các bước thực hành trên đám mây, nơi luôn phát triển nhanh chóng và cung cấp những cơ hội chưa từng có cho sự chuyển đổi đột phá của doanh nghiệp. Hầu hết các Doanh nghiệp thông thạo đám mây cung cấp các phương pháp học đa dạng như các hội thảo dẫn dắt bởi giáo viên trong Immersion Day workshops, chương trình chứng nhận được cung cấp bởi AWS hoặc các đối tác đào tạo của AWS, Sandbox AWS. Môi trường sandbox là một tài khoản AWS cho nhân viên thực hiện các bài LAB thực hành để nâng cao kỹ năng đám mây của họ và thoải mái thử nghiệm trên đám mây mà không ảnh hưởng đến các ứng dụng kinh doanh. Một chương trình đào tạo AWS đa dạng sẽ giúp định rõ các khoảng trống trong việc chuyển đổi do thiếu kiến thức về đám mây và nhận biết sự linh hoạt mà đám mây mang lại về các dịch vụ thông qua việc nâng cao kỹ năng của toàn bộ Doanh nghiệp như một thể thống nhất.
Trung tâm chuyên môn đám mây (CCoE)
Tạo ra một nhóm nhỏ từ năm đến mười người từ các bộ phận kinh doanh khác nhau, với các kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng, họ chịu trách nhiệm phát triển các cách, thủ tục cho việc tiếp cận đám mây. Nhóm nhỏ này chính là Trung tâm Chuyên môn Đám mây (CCoE) và họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và xây dựng bộ khung chung và các bước thực hành tốt nhất về đám mây. Các thành viên của CCoE xem đám mây như một sản phẩm và người sử dụng đám mây như một khách hàng. Tạo ra cơ chế cho khách hàng của họ tiếp nhận đám mây hiệu quả trong chính doanh nghiệp của mình.
Nhóm CCoE thường phát triển khi nhu cầu tiếp nhận đám mây của Doanh nghiệp tăng lên, và có thể không còn cần thiết khi việc tiếp nhận đám mây đạt đến mức độ trưởng thành trong Doanh nghiệp. CCoE thường được giao nhiệm vụ phát triển một khung (Framework) cho việc tiếp nhận dịch vụ đám mây và chịu trách nhiệm xác định, đánh giá, và đưa vào sử dụng các dịch vụ đám mây mới hoặc công cụ cần thiết cho việc chuyển đổi ở quy mô lớn.
3. Xác định và kích hoạt các dịch vụ cần thiết
Các chính sách và rào cản được áp dụng trong các Doanh nghiệp lớn trong quá trình tiếp cận đám mây ban đầu thường không được xem xét lại để theo kịp với sự thay đổi trong dịch vụ đám mây và các thực hành tốt nhất để tiếp nhận đám mây.
Bắt đầu với những điều cơ bản
Số lượng dịch vụ của AWS hiện tại là hơn 200 và đang tăng trưởng hơn nữa. Số lượng lớn các dịch vụ này có thể gây choáng ngợp khi quyết định dịch vụ nào cần ưu tiên cho việc liệt kê trong Doanh nghiệp của bạn. Nếu Doanh nghiệp lần đầu tiên tiếp cận đến đám mây, hãy đảm bảo các dịch vụ cơ sở nên được ưu tiên lựa chọn bao gồm tài nguyên tính toán (Amazon EC2, AWS Lambda), lưu trữ (Amazon S3, Amazon EFS), mạng (AWS VPC, Amazon Route 53), cơ sở dữ liệu (Amazon RDS, Amazon DynamoDB), và bảo mật (AWS IAM) được cho phép liệt kê và có thể sử dụng bởi người dùng trong Doanh nghiệp, trước khi bắt đầu hành trình chuyển đổi.
Một khi các dịch vụ cơ sở đã được kích hoạt và sử dụng, sau đó chúng ta có thể chuyển sang tập trung vào việc cho phép liệt kê các dịch vụ cần chuyển đổi khác của Doanh nghiệp. AWS cung cấp một loạt các dịch vụ chuyển đổi được tùy chỉnh cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Các dịch vụ cần được ưu tiên kích hoạt là AWS Application Migration Service (MGN) để sao chép máy chủ của bạn lên Amazon EC2, AWS Database Migration Service (DMS) để chuyển đổi cơ sở dữ liệu sang Amazon RDS, và AWS DataSync để chuyển đổi Network Sharing và dữ liệu sang Amazon S3 và các giải pháp lưu trữ gốc AWS khác. Khi Doanh nghiệp của bạn trưởng thành trong việc tiếp nhận các dịch vụ AWS, có thêm các mô hình chuyển đổi được xây dựng cho việc tối ưu hóa chuyển đổi ở quy mô, chẳng hạn như Cloud Migration Factory trên AWS.
Kích hoạt dịch vụ trên đám mây
Thông thường Doanh nghiệp với các bước thực hành CCoE mạnh mẽ sẽ có quy trình nhanh chóng kích hoạt các dịch vụ đám mây cần thiết thông qua một số phê duyệt cần thiết. Ví dụ, CCoE có thể thiết lập một nhóm phê duyệt chéo chức năng với các đại diện từ mỗi lĩnh vực để gặp gỡ, xem xét, và phê duyệt các dịch vụ theo một chu trình hai tuần định kỳ.
Hiểu cách về cách tiếp cận của Doanh nghiệp, và các kỳ vọng cho việc kích hoạt dịch vụ đám mây, sẽ giảm nguy cơ chậm trễ trong việc kích hoạt dịch vụ. Hơn nữa, việc tích hợp CCoE của bạn vào việc cho phép liệt kê và thực hiện cơ chế nhanh chóng có thể tăng tốc dự án chuyển đổi.
4. Xây dựng hàng đợi cho các đối tượng cần chuyển đổi
Xây dựng một hàng đợi cho đối tượng cần chuyển đổi trước khi bắt đầu các đợt chuyển đổi quy mô lớn là yêu cầu quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy mục tiêu kinh doanh của khách hàng với các chi tiết về chi phí và lộ trình dự kiến sẽ thực hiện. Quá trình xây dựng hàng đợi phải xem xét các yếu tố ưu tiên kinh doanh từ các bên liên quan của khách hàng, chủ sở hữu ứng dụng, hạ tầng và nhóm kinh doanh.
Xác định tiêu chí ưu tiên
Sử dụng cách tiếp cận đã được định trước với tiêu chí ưu tiên được thể hiện rõ sẽ cung cấp cho Workload Owner việc sự minh bạch về lý do của việc sắp xếp các công việc trong hàng đợi và nhóm vào các đợt cụ thể. Hàng đợi công việc được định nghĩa trước làm cho quá trình trở nên dễ hiểu và dễ dự đoán cho các thành viên cùng tham gia, ưu tiên sắp xếp công việc và thời gian chuyển đổi phù hợp.
Hàng đợi chuyển đổi giúp phát hiện các hạn chế về mặt kỹ thuật và các vấn đề tiềm ẩn cần được giải quyết trước khi bắt đầu chuyển đổi, và cho phép đi sâu vào các yêu cầu kỹ thuật và điều chỉnh thứ tự của hàng đợi nếu cần. Điều này giảm thiểu khả năng các rủi ro không biết được biết trước trở thành các vấn đề trong quá trình thực hiện, gây ra các bước cần sửa chữa sau chuyển đổi, rất tốn kém hoặc bắt buộc phải khôi phục trạng thái ban đầu.
Thực hiện lên kế hoạch cho các đợt chuyển đổi khác nhau
Một khi hàng đợi của bạn đã được xây dựng, sau đó các nhóm thực hiện có thể lên kế hoạch ưu tiên các ứng dụng có độ phức tạp ít hơn trước, áp dụng các kinh nghiệm từ các đợt sớm hơn này vào các đợt sau, và giải quyết các ứng dụng phức tạp một cách chiến lược để đạt được tốc độ chuyển đổi mong muốn , không gây ra bất kỳ rủi ro kinh doanh không cần thiết. Trong quá trình chuyển đổi, đôi khi lịch trình chuyển đổi và khả năng hỗ trợ chuyển đổi của các nhóm ứng dụng sẽ bị xung đột. Do đó, quan trọng là phải có đủ ứng viên chuyển đổi trong hàng đợi có thể được sử dụng để bù đắp cho các ứng dụng bị trễ hoặc bị loại khỏi phạm vi chuyển đổi. Một hàng đợi chuyển đổi đầy đủ và kế hoạch đợt chuyển đổi được xây dựng tốt sẽ trực tiếp chống lại các vấn đề thiếu hụt chuyển đổi và giảm thiểu rủi ro kỹ thuật có thể cản trở lộ trình chuyển đổi của bạn.
5. Phương pháp Kiểm thử
Thông báo sớm trong quá trình thực hiện chuyển đổi, rằng quyền Owner kiểm thử ứng dụng thuộc về nhóm phụ trách ứng dụng. Tập trung vào các nhóm chức năng bị thay đổi hay ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi. Thông thường chúng ta không cần thiết phải thực hiện kiểm thử hồi quy (regression testing) một cách rộng rãi cho các ứng dụng được Rehost hoặc Replatform khi sử dụng các công cụ của AWS như AWS MGN và AWS DMS.
Kiểm thử dựa trên Phương pháp Chuyển đổi
Số lượng các bước kiểm thử ứng dụng cần thiết được liệt kê như một phần của việc chuyển đổi, nó phụ thuộc nhiều vào phương pháp được sử dụng để chuyển đổi ứng dụng lên đám mây. Kiểm thử đơn giản thường được chấp nhận cho các Workload được Rehost. Ngược lại, kiểm thử hồi quy đầy đủ là cần thiết nếu một ứng dụng được Refactor hoặc tái cấu trúc. Bạn nên chia sẻ cho nhóm ứng dụng hiểu về mức độ ảnh hưởng của việc chuyển đổi đối với các Workload của họ dựa trên phương pháp chuyển đổi, sau đó hỗ trợ xác định các trường hợp kiểm thử cần được kiểm tra. Điều này có thể bao gồm kiểm thử tích hợp cho các chức năng phụ thuộc vào databases, bộ lưu trữ ngoài (Network File System, Server Message Block) systems, load-balancers, cluster caches, và chức năng của bất kỳ sub-systems ứng dụng nào khác bị thay đổi bởi quá trình chuyển đổi. Tùy chỉnh phương pháp kiểm thử dựa trên phương pháp chuyển đổi sẽ tránh chi phí kiểm thử không cần thiết, và giảm rủi ro vấn đề kỹ thuật sau chuyển đổi bằng cách nhắm vào việc kiểm thử cho những dịch vụ hoặc thành phần cụ thể bị thay đổi bởi quá trình chuyển đổi.
Kiểm thử Theo quy định của Ngành
Doanh nghiệp của bạn có thể phải tuân theo các yêu cầu kiểm thử sau chuyển đổi cụ thể dựa trên ngành hoặc quốc gia. Ví dụ, các Doanh nghiệp trong ngành tài chính thì việc lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ phải tuân theo tiêu chuẩn PCI DSS. Việc hiểu rõ quy định áp dụng của ngành mà doanh nghiệp bạn thuộc về từ ban đầu, sẽ giúp bạn lên kế hoạch chủ động cho bất kỳ yêu cầu kiểm thử cụ thể nào để duy trì tính tuân thủ. Đối với các ứng dụng tuân thủ quy định, xác định, đánh giá và ghi lại các khu vực bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi và phát triển các trường hợp kiểm thử xác thực các khu vực bị ảnh hưởng và đảm bảo phương pháp xác thực được sử dụng và bằng chứng được thu thập đáp ứng đầy đủ hướng dẫn của cơ quan quy định. Luôn ghi nhớ việc cập nhật kiến trúc của ứng dụng, thay đổi về hạ tầng và thay đổi về phương thức hoạt động sau khi chuyển đổi lên đám mây. Việc đánh giá và ghi lại kết quả của việc kiểm thử theo quy định của ngành sẽ giảm rủi ro về tuân thủ sau chuyển đổi.
Sẵn sàng hành trình chuyển đổi ngay hôm nay
Trong bài blog này, CMC Telecom đã đề cập đến năm nguyên tắc mà bạn nên dành thời gian chuẩn bị, giải quyết trước khi bắt đầu hành trình chuyển đổi quy mô lớn của doanh nghiệp. Việc áp dụng những nguyên tắc này sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc bắt đầu dự án. Để bắt đầu, hãy liên hệ với CMC Telecom một AWS Partner Network để có những sự hỗ trợ, lên kế hoạch chuyển đổi cho doanh nghiệp của bạn.
Cuối cùng, hành trình của bạn sẽ không kết thúc sau khi chuyển đổi. Như tiêu đề của trang blog này đề cập, việc chuyển đổi chỉ là một phần của hệ sinh thái đám mây. Phát triển một mô hình hoạt động AWS Cloud đầy đủ cũng sẽ rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thanh Dang
Đặng Tuấn Thành là một leader công nghệ với kinh nghiệm sâu rộng trong quản lý dự án và giải pháp cloud chiến lược, với 14 năm kinh nghiệm về phần mềm ứng dụng, hạ tầng vật lý và cloud.
Anh cũng là AWS Ambassador, AWS Community Builder và AWS User Group Leader tại Việt Nam.